BỐN MÙA TRONG NĂM DO ĐÂU MÀ CÓ?
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục nghiêng của trái đất. Trái đất của chúng ta nghiêng một góc 23º27′ so với trục thẳng đứng (trục thẳng đứng là trục vuông góc với mặt phẳng chuyển động quanh mặt trời của trái đất), nên vào mùa hè thì Bắc bán cầu nhận được nhiều ánh sáng hơn, ngược lại vào mùa đông thì ít nhận được ánh sáng hơn. Vậy nếu thế thì lẽ ra mùa đông ở Nam bán cầu sẽ nóng giống như mùa hè?
Câu chuyện thật sự là như vậy, khái niệm mùa theo tháng như chúng ta thường dùng chỉ đúng ở Bắc bán cầu mà thôi (Việt Nam ở Bắc Bạn cầu) đồng thời ở Bắc bán cầu con người ở nhiều hơn, nên lịch sẽ tính theo Bắc bán cầu.
Việc phân định ngày bắt đầu của mùa không được xác định một cách rõ ràng, ví dụ như mùa hè, theo khí tượng học thì chọn ngày 1/6 vì đó là ngày… bắt đầu tháng 6 là tháng đầu mùa hè, còn thiên văn học chọn ngày 21/6 (Hạ chí) vì đó là ngày mà chí tuyến Bắc gần với mặt trời nhất. Nhưng dù chọn ngày nào thì khoảng thời gian đó cũng là oi bức nhất cho những công dân Bắc bán cầu, và họ bắt đầu uống trà đá mỗi trưa hoặc bắt đầu đi picnic mùa hè…
Nếu các bạn để ý một chút, thì sẽ thấy mùa hè kéo dài hơn mùa đông (khoảng 92 ngày 19 giờ so với khoảng 89 ngày 19 giờ), lệch nhau đến 4 ngày 15 tiếng. Đâu là nguyên nhân của sự chênh lệch này?
Nhưng, nghe kỹ thì lại thấy một điểm nghịch lý, là tại sao mùa hè ở Bắc bán cầu lại diễn ra vào lúc trái đất xa mặt trời nhất? Chẳng phải càng xa mặt trời là lạnh, càng gần mặt trời là càng nóng sao? Thực tế, ảnh hưởng thời tiết của khoảng cách mặt trời so với trái đất không nhằm nhò gì ảnh hưởng thời tiết do độ nghiêng trái đất gây ra.
Nghe thì có vẻ nghịch lý, bởi vì độ lệch về khoảng cách trái đất-mặt trời tới cả triệu Km, trong khi độ lệch về khoảng cách do độ nghiêng trái đất chỉ khoảng vài ngàn Km là cùng. Nhưng lý do thật sự nằm ở chỗ khi mặt trời chiếu ánh sáng vào trái đất, nó đồng thời cũng tạo ra hiện tượng ấm lên, do chính bầu khí quyển của trái đất. Và như vậy thì vào mùa hè, khi trái đất được chiếu sáng nhiều hơn (thời gian ban ngày lâu hơn ban đêm), thì khí quyển của trái đất cũng giữ được nhiều nhiệt độ hơn, tạo ra các hiện tượng của thời tiết mùa hè.
Thân mến,
Hãy kết nối với Lành cùng nhau chia sẻ các suy nghĩ của bạn nhé!