Lịch theo 24 tiết khí là gì? Bốn mùa trong năm xác định như thế nào?
Các nhà làm lịch xưa đã chia thời gian 1 năm thành 4 mốc chính:
- Mốc 00 của đường Hoàng đạo làm điểm Xuân Phân (ngày nay ta biết điểm Xuân Phân ở vào ngày 21(hoặc 22) tháng 3 Dương lịch hàng năm). Thời điểm này thời gian ngày và đêm ở Hà Nội đều dài bằng 12giờ.
- Khi mặt trời di chuyển vào mốc 900 tức điểm Cực Bắc trên đường Hoàng đạo tương ứng với tiết Hạ Chí nhằm 22/6 Dương lịch hàng năm. Lúc đó ở Bắc Bán cầu ngày dài nhất, đêm ngắn nhất. Ở Hà Nội thời gian ngày đo được 13giờ21phút và thời gian đêm là 10giờ39 phút.
- Mốc 1800 của đường Hoàng đạo làm điểm Thu Phân (điểm Thu Phân ở vào ngày 23(24) tháng 9 Dương lịch).
- Khi mặt trời di chuyển vào mốc 2700 tức điểm Cực Nam trên đường Hoàng đạo tương ứng với tiết Đông Chí nhằm 22/12 Dương lịch hàng năm. Lúc đó ở Bắc Bán cầu ngày ngắn nhất, đêm dài nhất. Ở Hà Nội thời gian ngày đo được 10 giờ 55phút và thời gian đêm là 13 giờ 5phút.
Lịch thời tiết xây dựng dựa trên 3 chu kỳ:
- Chu kỳ ngày-đêm: là một vòng quả đất tự quay quanh chính nó 24giờ.
- Chu kỳ trăng tròn – không trăng, là một vòng mặt trăng quay quanh quả đất là 29,5 ngày.
- Chu kỳ một vòng Hoàng đạo, là một vòng quả đất quay quanh Mặt trời (365 ngày và 1/4).
Ba chu kỳ trên không phải là bội số của nhau nên luôn tạo ra những số lẻ khi phối hợp cả 3 chu kỳ lại. Tháng âm lịch thì 29,5 đến 30 ngày, năm thời tiết thì từ 355 ngày đến 365 và ¼ ngày. Đó là những khó khăn của các nhà làm lịch xưa nay. (Đơn cử tháng âm lịch phải luôn tính làm sao để đúng ngày rằm là trăng tròn và ngày 30 là hoàn toàn không trăng, đồng thời lịch trăng cũng ảnh hưởng đến thủy triều và sản xuất nông nghiệp: gieo trồng, tưới tiêu, đánh bắt thủy hải sản…).
Lịch thời tiết gắn liền với chu kỳ Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nhằm mục đích phục vụ dự đoán thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp, mùa màng. Hơn nữa, cổ nhân còn dùng để dự đoán mệnh số nhân văn (số mệnh con người) và xây dựng thuật Phong thủy – Trạch cát.
Hiện nay, thiên văn học hiện đại tính chính xác một năm thời tiết là 365 ngày 5 giờ 48 phút 45,97 giây. So với 2000 năm trước các nhà thiên văn cổ đã tính 365 ngày 6giờ. Từ kết quả này mình thật sự khâm phục người xưa chỉ dùng những dụng cụ quan sát thô sơ mà đã tính toán chính xác vậy!
Như vậy ta thấy cả 3 chu kỳ ngày (24 giờ), tháng theo lịch trăng (29,5 ngày) và năm thời tiết (365ngày 6giờ) không phải là bội số của nhau nên người ta chỉ có thể tính được hai thông số phù hợp: hoặc là theo ngày trăng trong để tạo nên Năm Âm lịch và theo chu kỳ thời tiết để tạo nên năm Dương lịch. Sự phối hợp cả hai tạo nên lịch truyền thống là Âm Dương lịch của người Á Đông dùng song song với Công lịch như hiện nay chúng ta đã biết.
Ngày nay thì phương Đông và Phương Tây đều thống nhất lấy ngày tháng năm Hồi qui (Công lịch) để ghi tiết khí trong năm. Và đây cũng là hệ thống mà Sổ Cát tường dùng để ghi chép lịch và tra cẩm nang phong thuỷ hằng năm.
24 tiết khí và 12 cung Hoàng đạo tương ứng:
Để dễ quan sát sự di chuyển tuần hoàn của các thiên thể trên bầu trời; người xưa chia 12 đường Hoàng đạo (Đường đi Trái Đất xung quanh Mặt Trời) thành 12 cung bằng nhau, mỗi cung 300 tương ứng với 12 tháng trong năm.
Khi Mặt trời đi vào đầu cung Hoàng đạo là ngày tiết khí, đi vào giữa cung Hoàng đạo là ngày trung khí, mỗi tiết khí cách nhau 150. Số ngày mỗi tiết khí không đều nhau dao động từ 14-16 ngày. Mỗi tiết khí gồm 3 hậu. Mỗi hậu là 5 ngày (một năm có 72 hậu). Từ đó ta có danh từ KHÍ HẬU như cách dùng hiện giờ. Kinh độ tương ứng với 24 tiết khí.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, bạn có bất kỳ ý kiến gì cho Lành hãy để lại dưới phần bình luận nhé! Cảm ơn bạn rất nhiều!