Nguồn gốc môn xem ngày tốt – thuật Trạch Cát
Việc chọn ngày tốt để tiến hành công việc lớn trong đời như cưới hỏi, xây cất nhà cửa, khai trương kinh doanh… của người xưa dựa trên một quan niệm nhất quán về nhân sinh quan đó là Triết Học Dịch.
Dịch cổ vốn đã tồn tại hàng ngàn năm là nền tảng tư tưởng cho nền văn hóa truyền thống Á Đông. Cốt lõi của triết lý này chính là lý thuyết về hệ thống Âm Dương-Ngũ Hành, nguyên lý của hệ toán nhị phân cùng những qui luật biến hóa của 9 số đếm kết hợp với môn Thiên Văn Lịch Toán Cổ để dự báo thời tiết. Đây là lý thuyết về mô hình hệ tọa độ không gian thời gian cổ của người xưa, và đã trở thành cơ sở vững chắc cho nhiều môn học truyền thống từ xã hội đến nhân văn, từ chính trị đến quân sự, Kiến trúc xây dựng, từ khoa Thiên văn Lịch toán đến Y dược học cổ truyền. Từ cơ sở đó mà tìm hiểu những ảnh hưởng của vũ trụ đối với nhân sinh quan con người, ảnh hưởng đến sự thành bại của công việc và hành vi ứng xử.
Do đó môn Trạch Cát cổ không phải hoàn toàn là môn võ đoán hay mê tín. Rõ ràng người xưa đã dựa trên một nền tảng lý luận và quan sát thiên văn rất vững chắc. Vì thế môn Trạch Cát có sức sống mãnh liệt và dai dẳng đến tận thế kỷ 21 này, thế kỷ mà khoa học kỷ thuật và công nghệ đã tiến rất xa, đã khám phá ra nhiều bí ẩn của tạo hóa, lại đưa con người đổ bộ lên Mặt Trăng, hay du hành vũ trụ.
Trong bộ Thông Thư hay Hoàng Lịch của Trung Quốc truyền sang nước ta, có những ngày do tục lệ xa xưa của dân tộc Hán, không liên quan đến ngày tốt hay ngày xấu cả. Ví dụ ngày vua chết dân không được đi chơi, không tổ chức cưới hỏi, tiệc tùng. Ngày “Tật dật” là ngày chết của hai ông vua tàn ác nhất trong lịch sử Trung Quốc là vua Kiệt và Vua Trụ. Hoặc ngày thua trận của Hạng Võ cũng được người Hán cho rằng đó là ngày “Hung Nhật”. Ngày vua chúa đi chơi cũng là ngày “kỵ” với dân. Ta không nên bắt chước họ kiêng những ngày đó. Còn những ngày “Nguyệt kỵ”, thực chất là ngày kiêng con số 5 (tức 5, 14, 23 âm lịch), vì con số này là số Hoàng Cực, chỉ dùng cho vua, thứ dân không dùng. Ngày nay ta không có lý do gì để kiêng cữ cả.
Có những niềm tin hoang đường còn sót lại cần xóa bỏ. Ví dụ như: Ngày Tý nếu tắm gội sẽ được người yêu, ngày Mão gội đầu tóc sẽ nhanh bạc, ngày Thân, Dậu kỵ may quần áo, ngày Dần, ngày Mão kỵ thăm bệnh, ngày Tuất, Hợi kỵ trồng cây, ngày Đinh kỵ cắt tóc, ngày Canh kỵ châm cứu, ngày Nhâm kỵ đào mương khơi rãnh, ngày Quý kỵ kiện tụng…Ngoài những điều kiêng kỵ vô lý trên, các sách Dân lịch xưa còn những lý thuyết vô lý “Hỷ ngẫu tăng cơ” (Yêu số chẵn ghét số lẻ) vì cho rằng số lẻ là cô đơn, khuyên tránh chọn các ngày lẻ.
- Thứ ba hệ thống Thần sát rối rắm, phúc tạp:
Thêm nữa lại tạo ra quá nhiều thệ thống “Thần, Sát” gây khó khăn cho việc chọn ngày như: nào là Niên thần, Nguyệt Thần, Nhật Thần, Thời Thần. Những hệ thống Thần sát lành ít dữ nhiều, chồng chéo nhau, loại đi ngược loại đi xuôi, gây rối rắm lo âu cho người cả tin! Còn rất nhiều phương pháp khác nhau tạo nên những hệ thống Thần Sát. Nó chỉ gây nên những nỗi lo sợ không đáng có cho những người vốn cả tin mà không dựa trên một “tư duy lý trí” có tính logic nào. Vì vậy có những ngày mang tính chất hoang đường sau đây ta nên tránh:
Thêm nữa là cả một hệ thống sao đơn thuần để “Bói toán” theo nghĩa mê tín, mà không có một lý giải nào hợp lý Phong Thủy Phúc Lộc cũng không đề cập.
Các nhà nghiên cứu đã thống kê được rằng nếu tránh tất cả các loại Thần Sát trong năm thì mỗi năm chỉ có 30 ngày để chọn được ngày tốt để tiến hành công việc. Như vậy là việc chọn ngày cốt để mưu cầu sự an toàn và giàu sang cho con người lại hóa ra biến con người thành lười nhác, làm gì cũng sợ bị quỷ thần trùng phạt, không thể lao động bình thường và chăm chỉ. Điều đó dẫn đến sự nghèo hèn, đói rét kéo dài cho toàn xã hội. Rõ ràng đó là sự áp bức của thần quyền, do chính chon người tạo ra và tin tưởng một cách mù quáng.
Nhìn nhận về thuật Trạch cát thế nào cho phù hợp?
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa với những bước tiến khổng lồ, mỗi ngày bằng hàng chục năm thậm chí bằng trăm năm, vì vậy chân lý cục bộ luôn thay đổi, không còn mang tính vĩnh cửu như ngày xưa.
Người dân của xã hội chậm tiến còn mang nặng lối tư duy của những xã hội nông nghiệp truyền thống rất khó thích ứng với những thay đổi nhanh chóng đó và bấu víu vào những quan niệm mê tín dị đoan ở lối sống hiện đại.
Một số ít trí thức tiến bộ thích ứng kịp với những thay đổi mới: tiếp cận với những ngành khoa học công nghệ mới như tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ 4.0… thì họ lại chủ quan và dễ quên cả những gì là truyền thống tốt đẹp cũ.
Chính bản thân mình khi là sinh viên học Đại học ngành Điện-Tự động hóa đã từng có ánh nhìn sai lệch về công việc của Ông và bố mình, mình nghĩ đó là những quan niệm mê tín dị đoan. Tuy nhiên theo dòng thời gian cộng với sự chiêm nghiệm thì mình bắt buột phải nhìn nhận lại, tìm hiểu, nhận định kỹ hơn trước khi đánh giá.
Tuy vậy, Môn Trạch Cát Phong thủy dù đã bị đánh phá qua nhiều thế kỷ nhưng nó vẫn tồn tại. Vì nó vẫn tồn tại một cốt lõi khoa học dựa trên một lý luận rất sâu sắc. Nếu biết sử dụng đúng đắn, gạt bỏ mọi điều mê tín xằng bậy, thì việc Trạch cát xưa vẫn đem lại nhiều lợi ích cho con người. Nó có thể giúp chúng ta tráng bớt những điều không may, những rủi ro vốn đầy rẫy trong cuộc đời, giúp ta an tâm hơn trong cuộc sống, làm nhẹ bớt những nỗi lo âu không đáng có.
Việc nghiên cứu lại những điều hợp lý trong việc xem ngày giờ xưa để bảo tồn những gì đúng đắn, không trái với khoa học ngày nay, góp phần vào mong muốn hợp lý “Cầu lành tránh dữ” muôn thuở của con người vào trong đời sống vốn đầy ắp những tai biến xưa nay, cũng là việc đem lại lợi ích thiết thực cho nhiều người.
Người Á Đông chúng ta vốn quan niệm Ngày-Giờ-Tháng-Năm không chỉ là những đơn vị đo lường thời gian về số lượng đơn thuần, mà mỗi đơn vị đó còn mang những chất lượng khác nhau tùy từng giai đoạn. Do những đặc điểm về vũ trụ và tiết khí khác nhau trong từng năm, tháng…mà mỗi đơn vị thời gian có tính tốt, xấu khác nhau. Từ tính tốt xấu đó có thể là “chung” cho mọi người, mọi nơi, do tác động tốt xấu đến trạng thái tâm sinh lý chung của con người gây nên. Cũng có thể là “riêng” cho từng loại người do thể chất và bản thân khác nhau theo ngày, tháng, năm sinh của họ; vì vậy mà có chuyện ngày tốt đối với người này, nhưng lại xấu với người kia và bình thường với người thứ ba…
Ngày nay con người đã biết được những bí mật thuộc thiên thời mà người xưa thường qui chung vào một từ là “Sao tốt, Sao xấu”, chính là “Những nguồn bức xạ vô hình của vũ trụ” phóng xuống mặt đất, làm thay đổi tầng điện ly trên thượng tầng khí quyển, gây nên những đợt bão từ, không những ảnh hưởng xấu đến khí hậu, thời tiết Trái Đất, mà còn ảnh hưởng đến cả tâm sinh lý con người, là nguyên nhân gây ra những sai lầm đáng tiếc trong hành vi ứng xử hàng ngày của họ.
Các sao tốt, sao xấu đó cũng không phải chỉ có mỗi nguồn bức xạ của mặt trời mà còn là những nguồn bức xạ tia Gamma, tia X hoặc các bức xạ điện từ khác, từ các thiên thể trong vũ trụ, các thiên hà lân cận, các siêu sao, các lỗ đen và các nguồn bức xạ vũ trụ khác mà con người chưa biết đến, chưa giải thích nổi. Ngoài ra Trái Đất còn chịu ảnh hưởng của vệ tinh của mình Mặt Trăng, của các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ…Như vậy thì tục xem ngày giờ tốt trước khi bắt đầu những công việc lớn trong đời, là một việc cần coi trọng.
Nhiều điều ngày nay chúng ta nhờ tri thức khoa học thực nghiệm mà biết được sự chính xác thì ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm từ nhiều đời, kéo dài cả thế kỷ mới rút ra được chính xác. Đã dùng đến kinh nghiệm thì có cái đúng, có cái sai. Vì vậy mà ta phải sàng lọc lấy những cái gì đúng, loại bỏ những gì là rối rắm, phi lý. Những bài viết này cung cấp cho Bạn những thông tin tương đối tin cậy là mục đích của Phong Thủy Phúc Lộc.
Bộ sách Hiệp kỷ Biện phương thư – do một tập thể học giả đứng đầu là Mai Cốc Thành biên soạn theo lệnh vua Càn Long nhằm đính chính những sai lầm về lịch toán và thuật chọn ngày đương thời. Các tác giả này muốn phá bỏ mọi điều kiêng kỵ vô lý của các thuật gia xưa, vì họ không theo bộ kinh điển nào.
Bộ sách Hiệp kỷ Biện phương thư chỉ dùng “sinh-khắc” Can chi và “Suy vượng ngũ hành” để chỉnh lý lại. Nói chung các học giả lớn của mọi thời đại đều khuyên: trong mọi công việc quan trọng của đời người, như cưới hỏi, làm nhà, cầu tài, cầu danh, nhận chức, đi xa chỉ nên căn cứ vào cơ chế “sinh-khắc” của Can chi để tìm năm tháng ngày giờ lợi cho sự sinh vượng của bản mệnh đương sự là được.
Dựa trên các lý luận chặc chẽ đã khảo sát bên trên, chúng ta chỉ nên tuân theo các kết luận có cơ sở lý luận chặc chẽ để chọn ngày. Có 6 phương pháp trạch cát thông dụng nhất được ghi trong các cuốn Hoàng Lịch xưa, thực ra thì còn nhiều phương pháp ghi các hệ thần sát khác nhau dựa trên sự võ đoán chủ quan cuar các nhà làm lịch kiêm thuật sĩ, chúng ta sẽ không đề cập đến:
- Phương pháp “Sinh khắc Can – Chi”
- Phương pháp Cửu tinh.
- Phương pháp Nhị Thập Bát Tú.
- Phương pháp 12 thần Hoàng Đạo
- Phương pháp 12 Chỉ Trực.
- Phương pháp Lục Diệu.
Trong 6 phương pháp trên thì Phong Thủy Phúc Lộc chỉ lựa chọn 2 phương pháp: “Sinh khắc Can – Chi” và Cửu tinh bỡi hai phương pháp này có cơ sở lý luận chặc chẽ và đều dựa trên hệ tiên đề về Vũ Trụ va Nhân sinh của Dịch cổ. Cũng nên nhớ rằng, tất cả đều là những môn tính toán xác suất cổ, mà đã là xác suất thì đúng được 65% đến 75% đã là rất tốt.
Hai phương pháp này khác nhau nên kết quả nhiều khi không giống nhau hoàn toàn. Nếu kết quả giống nhau thì ta sẽ chọn một phương pháp mà mình tin tưởng hơn. Còn các phương pháp chọn ngày khác chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Chúng là những phương pháp để ghi chép, đánh dấu về vị trí thiên văn của người xưa, ít có tính chất dự báo.
Như vậy tóm lại: đối với hệ thống Can Chi: Sự xấu tốt hoàn toàn dựa trên cơ chế “Sinh khắc” Âm Dương-Ngũ Hành.
Bên dưới đây là link video youtube: