CỬU TINH VÀ TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Tam nguyên cửu vận là gì?
Hiểu được Tam nguyên cửu vận thì sẽ hiểu được cửu cung.
Tam nguyên cửu vận chỉ Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Tam Nguyên 180 năm (ứng với mỗi Nguyên là một vòng Giáp Tý 60 năm) được dùng để tính toán sự biến hóa của không gian lớn trong vũ trụ gây ảnh hưởng đối với Trái Đất. Sự biến đổi khí trường của vũ trụ là liên tục, không ngừng.
Các nhà thiên văn cổ chọn thời điểm Thất Tinh hợp bích (Thất Diệu tề nguyên): Nghĩa là thời điểm mà từ Trái Đất quan sát được 7 hành: Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Mặt Trăng, Sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ. Người xưa lấy đó làm thời điểm Giáp Tý đầu tiên, bao gồm giờ Giáp Tý, ngày Giáp Tý, tháng Giáp Tý và năm Giáp Tý khởi đầu. Và năm Giáp Tý đó khởi đầu một Tam Nguyên mới bắt đầu là Thượng Nguyên Vận 1-Nhất Bạch. Và cứ lần lượt tính đi.
Vậy Tam nguyên thứ nhất tính từ lúc nào? Tam Nguyên theo cách tính của Việt Nam: chọn thời điểm lập nước của họ Hồng Bàng là Tam Nguyên thứ nhất. Nghĩa là Đại Vận 1 bắt đầu vào năm -2997 trước Công Nguyên (họ Hồng Bàng lập nước năm -2879 TCN thuộc Đại vận 2). Như vậy từ Đại Vận 1 đến nay năm 2018 qua hết Đại vận 83 (Qua 83 vòng Giáp Tý), hiện đang ở Đại Vận 84-Hạ Nguyên vận 8-Bát Bạch Thổ (từ 2004-2043)-từ 2024-2043 thuộc vận 9-Cửu Tử hỏa thuộc Tam Nguyên thứ 28.
Đến năm 2044 thì lại bắt đầu về Nhất Vận Thượng Nguyên: Tam Nguyên 29 và Đại Vận 85.
Trường khí cửu tinh:
Người xưa cho rằng bản chất của vũ trụ là “Khí”. Từ cái “khí hỗn mang” lúc ban đầu vũ trụ hình thành ra muôn vật, từ Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cho đến các vì tinh tú. Tuy nhiên, những gì mắt thường ta nhìn thấy chỉ là cái “hữu hình”, còn phần “Khí” của vũ trụ thì vô hình. “Khí” và “Hình” luôn tồn tại song song, tác động lên nhau.
“Tụ” thì thành “Hình” mà tán thì thành “Khí”. Có Hình tất có Khí. Chúng tác động lên nhau cũng thông qua khí. Khí tuy vô hình, ta không nhìn thấy nhưng ta có cảm giác thông qua tác động của chúng. Khư khí của Mặt Trời thì tạo nên nóng, lạnh, sáng, tối tạo nên khí hậu bốn mùa.
Khí của mặt trăng thì tạo nên “ngày con nước”, có tác động đến mực nước lên xuống (thủy triều), còn ảnh hưởng đến “vòng kinh của nữ giới”. Khí của Sao Chổi có ảnh hưởng đến thiên tai, hạn lụt, bệnh dịch, thiên tai.
Khí của năm hành tinh thì tác động đến thời tiết, sức khỏe theo mùa, sự thăng trầm của thời cuộc. Như vậy Khí mà người xưa quan niệm không chỉ là phần khí quyển bao quanh Trái Đất, cũng không phải chỉ thể khí của vật chất bốc hơi mà nó bao gồm cả sáng, tối, nóng, lạnh, khô, ẩm của tạo hóa. Quan niệm về khí là một quan niệm Triết học căn bản của người xưa. Họ gọi lái “lý” của sự biến đổi Khí là “Đạo”. Vậy Đạo chính là qui luật biến hóa của vũ trụ.
Theo khoa học hiện đại, thì khoảng không gian rộng lớn giữa các ngôi sao và hành tinh cũng chứa đầy các vật chất không nhìn thấy dưới dạng các tia bưacs xạ đủ loại, bao gồm cả ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ tia X, tia Gamma, tia Bêta, bức xạ vũ trụ… gọi chung là tia viba mà bản chất của nó là những sóng điện từ, vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt.
Còn người xưa cho rằng, chính các vì sao và các hành tinh có Trường khí của riêng nó, chúng gây tác động xuống Trái Đất, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. Bản thân chúng ta ngày nay cũng xác nhận có những ngày có “bão từ”, “bão Mặt Trời” do những vụ nổ trên Mặt Trời tạo thành, làm rối loạn tầng điện ly quanh Trái Đất, những ngày này làm con người khó chịu, cáu gắt, kém ăn ngủ, sức làm việc, sức đề kháng giảm dần.
Quy luật vận hành của các số trong Bảng Lạc Thư ta có thể phát hiện ra qui luận vận hành của các con số, và không thể ngoài 9 số cơ bản, Vô vàn các con số tạo ra đều được hình thành thừ 9 số đơn vị tạo thành. Vô số các Trường khí trong vũ trụ cũng rút lại trong 9 Trường khí lớn. Các học giả xưa đã đem khái niệm 9 “sao” (cửu tinh) đại diện cho 9 Trường Khí có bản của các số vào Ma Phương Lạc Thư phối hợp với Hậu Thiên Bát Quái để tính toán sự vận hành của khí, xây dựng nên phép vận khí theo “Cửu tinh toán thuật” nổi tiếng và còn dùng đến tận ngày nay.
Để tính toán Trường khí vũ trụ mà chủ yếu là các thiên thể lớn ở gần Trái Đất, các học giả thời xưa đã đưa ra môn “Cửu tinh toán thuật” kết hợp với thuyết “Tam nguyên cửu vận”, tạo nên phép vận khí theo Cửu tinh, được các trường phái Trạch Cát và Phong thủy áp dụng chính để tính toán Cát hung.
Cửu cung phi tinh có hàm nghĩa gì?
- Cửu tinh: gồm 3 cát tinh+ 4 hung tinh + 2 bình tinh.
- Cát tinh: Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch.
- Bình tinh (nửa cát nửa hung): Cửu tử, Tứ lục.
- Hung tinh: Ngũ Hoàng, Nhị Hắc, Tam Bích, Thất Xích.
Trong hung tinh, tính nguy hại của Ngũ Hoàng là lớn nhất, tiếp đó là Nhị Hắc. Trong sự vận hành của Tử Bạch cửu tinh, các cung khác nhau cũng có thuộc tính cát hung, vì thế khi phán đoán phải kết hợp giữa thuộc tính cát hung của bản thân phi tinh và thuộc tính của các cung.
Khi một sao được nhập vào trung cung được gọi là sao Đương lệnh, hay sao Đắc lệnh. Sao phía trước nó là sao Thoái Khí, sau nó là sao Sinh Khí.
Tại vận 8 (2004-2023) thì Sao đương lệnh là Bát Bạch Thổ tinh, sao Thoái khí là Thất Xích Kim, sao Sinh Khí là Cửu Tử Hỏa .
- Số 1: ở chính Bắc là vị trí của Thủy: có màu Trắng gọi là Nhất Bạch – Thủy tinh, có tượng quẻ Khảm.
- Số 2: ở Tây Nam- là vị trí của Âm Thổ: có màu đen gọi là Nhị Hắc-Thổ tinh. Có tượng là quẻ Khôn.
- Số 3: ở chính Đông- là vị trí của Dương Mộc: có màu xanh biếc gọi là Tam Bích-Mộc tinh. Có tượng là
- quẻ Chấn.
- Số 4: ở Đông Nam- là vị trí của Âm Mộc: có màu xanh lục gọi là Tứ Lục-Mộc tinh. Có tượng là quẻ Tốn.
- Số 5: ở Trung Cung- là vị trí của Thổ trung Tâm: có màu vàng gọi là Ngũ Hoàng-Thổ tinh. Vì ở trung tâm nên thổ không phân ly thành Cấn- Dương Thổ và Khôn-Âm Thổ.
- Số 6: ở Tây Bắc- là vị trí của Dương Kim: có màu trắng gọi là Lục Bạch-Kim tinh. Có tượng là quẻ Càn.
- Số 7: ở Chánh Tây- là vị trí của Âm Kim: có màu đỏ gọi là Thất Xích-Kim tinh. Có tượng là quẻ Đoài.
- Số 8: ở Đông Bắc- là vị trí của Dương Thổ: có trắng gọi là Bát Bạch-Thổ tinh. Có tượng là quẻ Cấn.
- Số 9: ở Nam- là vị trí của Hỏa: có màu tía gọi là Cửu Tử-Hỏa tinh. Có tượng là quẻ Ly.
Trên đây là bảng cửu tinh cơ bản. Các Trường Khí cũng là Âm Dương của nhau. Chúng tác động đến mặt đất và con người một cách khách quan. Có lợi cho con người và sinh vật thì người xưa gọi là tốt. Bất lợi cho con người và sinh vật thì gọi là xấu. Vì là Âm Dương của nhau nên cái xấu và cái tốt cân bằng nhau.